Lịch sử văn minh thế giới
“Lịch sử văn minh thế giới” của sử gia Will Durant là một biên niên sử đồ sộ về các nền văn minh trải dài suốt hơn hai thiên niên kỷ rưỡi lịch sử nhân loại, là một trong những bộ sách lịch sử lớn nhất. Bộ sách được chia làm mười một phần:
Phần 1: Di sản phương Đông nói về lịch sử văn minh Ai Cập và vùng Cận Đông cho đến cái chết của Alexander Đại Đế, và tại Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản cho đến thời hiện đại, kèm theo phần giới thiệu về bản chất và các yếu tố của nền văn minh. Trong phần I, toàn bộ quá khứ phương Đông được tái hiện một cách sinh động từ thời kỳ Cổ đại hàng chục ngàn năm TCN cho đến thời Cận đại theo những bước chân đã đưa con người từ thời mông muội hồng hoang đến thời kỳ văn minh rực rỡ. Chiến tranh và máu lửa, những kiệt tác của nghệ thuật và thơ ca, những công trình kiến trúc vĩ đại, những tư tưởng đầy minh triết, những khát vọng tâm linh muôn thuở, những phát minh kỳ diệu, những phong tục tập quán lạ lùng, những sinh hoạt bình dị đời thường của người bình dân tất cả đều được trình bày bằng một văn phong đầy lôi cuốn. Và chúng ta càng phục tầm nhìn lịch sử của tác giả, khi ông dự đoán được sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản, và Thái Bình dương sẽ trở thành tiêu điểm cho cuộc“tranh bá đồ vương” của thế giới.
Phần 2: Đời sống Hy Lạp – nằm trong chuỗi 11 phần của bộ sách đồ sộ Lịch sử văn minh thế giới sẽ cho ta thấy nguồn gốc, sự phát triển, trưởng thành và suy tàn của nền văn minh Hy Lạp từ tàn tích cổ nhất của đảo Crete và thành Troy cho đến cuộc chinh phục Hy Lạp của La Mã.
Will Durant không chỉ cho ta cái nhìn và cảm nhận nền văn hóa phức tạp, sự thăng trầm của nó theo chiều dọc lịch sử, mà khéo léo mở rộng theo chiều ngang, cho chúng ta góc nhìn về nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, thương mại, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học, niềm tin tôn giáo và những thử nghiệm về thể chế. Chúng ta sẽ nhận thấy, ngoại trừ trong lĩnh vực cơ khí, hầu như chẳng có gì nằm trong văn hóa chúng ta mà không đến từ Hy Lạp: trường học, môn học, học thuyết, trường phái… Chúng ta cũng sẽ biết được những vấn đề mà Hy Lạp phải trải qua cũng là những vấn đề đang làm chúng ta bận tâm ngày hôm nay: hủy hoại môi trường, bất bình đẳng giới, mất cân bằng dân số, nạn tham nhũng trong chính trị và sự tha hóa trong lối sống; sự tranh chấp giữa tôn giáo và khoa học; chiến tranh giữa các giai cấp, giữa các quốc gia và châu lục; sự đấu tranh giữa dân chủ và độc tài, giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản, giữa Đông và Tâ Và, chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tinh thần của người Hy Lạp qua chiến thắng Marathon không chỉ ở niềm vui chiến thắng nơi chiến trận, mà đã tạo nên sức mạnh, sự đồng lòng cho Hy Lạp dưới quyền của Pericles đã nở hoa thành nền văn hóa phong phú nhất trong lịch sử.
Văn minh Hy Lạp suy tàn, nhưng những kiến thức, bài học lịch sử để lại sẽ mãi là nguồn tri thức vô giá; những cái tên như Plato và Aristotle, Apelles và Praxiteles, Philip và Demosthenes, Diogenes và Alexander sẽ mãi tồn tại. Văn minh không chết, nó chỉ di tản, nó thay chỗ ở và trang phục, nhưng nó vẫn sống. Sự suy tàn của một nền văn minh, như của một cá nhân, sửa soạn chỗ cho một văn minh khác lớn lên; sự sống rũ bỏ bộ da cũ, và làm ngạc nhiên sự chết với một sự trẻ trung mới. Văn minh Hy Lạp vẫn cử động trong mỗi hơi thở tinh thần mà chúng ta đang hít thở; nhiều thứ trong văn minh đó còn lưu lại đến nỗi không ai trong chúng ta trong một đời người có thể hấp thu hết được.
Với Phần 3: Caesar và Christ, Will Durant mô tả hoàn cảnh và con người đã dẫn dắt Rome trở thành nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới, cũng như sự trỗi dậy của Cộng hòa La Mã để trở thành một đế chế La Mã hùng mạnh, cực thịnh và cuối cùng sụp đổ như thế nào.
Nội dung của Phần này, Will Durant không chỉ đơn giản kể về các mốc thời gian, địa điểm, vị vua, trận đánh, mà ông cho chúng ta một cuộc du hành về quá khứ với tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học, triết học, quan hệ đối ngoại và chiến lược quân sự. Tất cả đều vô cùng sống động và đa chiều. Điều quan trọng là, từng vấn đề cho đến tổng quan, chúng ta có thể quan sát những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhìn vào hiện tại và có thể dự đoán được tương lai.
<chưa có bản tiếng Việt>
<chưa có bản tiếng Việt>
<chưa có bản tiếng Việt>
<chưa có bản tiếng Việt>
<chưa có bản tiếng Việt>
Phần 9: Thời đại Voltaire, cho ta cái nhìn sâu sắc về những diễn biến kinh tế, chính trị, văn hóa, đặc biệt là xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp và Anh trong nửa đầu thế kỷ XVIII.
Trong tác phẩm tuyệt vời này, người nghe sẽ bắt gặp những ý tưởng từ nước Anh đã truyền cảm hứng cho sự Khai sáng ở Pháp như thế nào; những đàm luận tại các khách thính ở Paris – nơi các bộ óc sắc bén và các nhà tư tưởng của toàn châu Âu gặp gỡ để trao đổi ý tưởng; các triết gia – trí thức và nghệ sĩ vốn trao đổi ý kiến của các vị vua và hoàng hậu; nhân vật Voltaire, sự có mặt như nhân chứng, người trong cuộc, hiện thân của Khai sáng; Phu nhân Pompadour, người đã quyến rũ Louis XV và thông qua ông ta đã ảnh hưởng đến chính sách của Pháp; Thời đại Augustan trong văn học Anh; gánh nặng của giới quý tộc, quyền lực của giới thương mại ngày càng tăng.
Khoa học lúc này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, những giá trị tôn giáo bị thách thức nghiêm trọng, thời khắc đấy Voltaire đã chứng kiến, và Durant đã đưa nhân vật này làm lăng kính trung tâm soi rọi mọi ngóc ngách của thời đại Voltaire – một giai đoạn xung đột mạnh mẽ cùng thời điểm của khoa học, tôn giáo, gánh nặng ký sinh của giới quý tộc, và quyền lực ngày càng tăng của tầng lớp thương mại.
Phần 10: Rousseau và Cách Mạng giới thiệu lịch sử và những thành tựu của văn minh châu Âu từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789, đồng thời đóng vai trò như một bản lề của lịch sử châu Âu, khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Tập sách cũng giới thiệu nhân vật trung tâm của thời đại bản lề: Jean Jacques Rousseau, một nhân vật kỳ lạ và có nhiều ảnh hưởng nhất trong số các nhà tư tưởng của thế kỷ XVIII. Về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: “Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh lấy tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại.”
Phần 11: Thời đại Napoléon
Ngày nay, ai là người có thể cảm thấy mình đã biết một cách thật sự và hoàn toàn một co người – mặc dù đã có khoảng hai tram ngàn cuốn sách lớn nhỏ viết về ông – người mà một tram sử gia thông thái đã giới thiệu là bậc anh hung đã đấu tranh mang lại đonà kết và luật pháp cho châu Âu, còn một tram sử gia thông thái khác thì xem ông là con yêu tinh đã hút hết máu của nước Pháp và tàn phá châu Âu nhằm thỏa mãn cho lòng tham vô độ đối với quyền lực và chiến tranh.
Không chỉ là vị tướng lãnh thiên tài, sự nghiệp cai trị của Napoleon cũng huy hoàng không kém. Dù trong 15 năm cai trị ông phải dành phần lớn hoạt động cho những cuộc chiến tranh liên tiếp chống lại cả châu Âu, nhưng theo lời Durant thì: “ Mười ba năm đầu của triều đại Napoleon đã mang lại cho nước Pháp sự thịnh vượng chưa từng có. Quyền lực cũng như sự thịnh vượng của nước Pháp đã vươn lên cao hơn cả những gì Louis XIV mang lại”.
Một số tựa sách “Lịch sử văn minh thế giới” bản tiếng Việt hiện đã có mặt trên Mathtasy Lbrary, bạn có thể tìm bản tiếng Anh tương ứng qua tag đính kèm.
Link truy cập: https://library.mathtasy.com/series/seriesasc/83
6158